Trước khi nói về vitamin C thì có một sự thật thú vị: làn da, đặc biệt là những vùng tiếp xúc với ánh sáng, được bảo vệ bởi môi trường acid. Các chất dầu, chất nhờn tiết ra đều là các chuỗi carbon có gốc COOH – là acid. Đó là lý do độ pH của làn da khỏe luôn ở mức hơi toan (không phải toang các bác nhé), nghĩa là pH trong khoảng từ 4 – 5 (để dễ so sánh thì nước tinh khiết có pH là 7, còn nước cốt chanh pH khoảng 2 – 3). Và nếu chỉ số pH này thay đổi thì thú thật mới toang hehe.
Các chất tạo ra môi trường acid trên da có tác dụng kiềm hãm sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn trên bề mặt da, giữ cho chúng ở mức độ cân bằng. Ngoài ra, chúng còn làm ẩm da, giúp tế bào biểu bì giữ nước, chống lại các tác nhân vật lý hoá học tấn công hàng ngày như ánh nắng, tia bức xạ, tia tử ngoại, các yếu tố làm lão hoá và gây sạm da. Chính tính acid này giúp ức chế các tế bào tiết #melanin – hắc sắc tố – thứ được da chúng ta huy động để chống lại ánh nắng và cũng là nguyên nhân khiến cho da chúng ta đen sạm đi khi phơi nắng. Thế nên, acid có tác dụng làm sáng da, cũng như tiêu diệt tế bào da nếu không biết dùng cẩn thận hoặc dùng sai cách.
Một điều thú vị khác nữa, trong 1 loạt các acid có tác dụng ức chế melanin có 2 loại thân thiện với cơ thể người đã được biết tới với vai trò là Vitamin cần thiết cho sự sống, đó là #Vitamin_A và #Vitamin_C. Các dẫn xuất của vitamin A chống lão hoá, cải thiện chức năng của làn da mà hẳn 1 nửa thế giới và 1 phần của nửa còn lại đã nghe quen với những cái tên trong ngành dược mỹ phẩm như Tretinoin, #Retinol… (mà nghe đồn là bác sĩ da liễu nào cũng đều có một tuýp phòng thân đến suốt đời). Còn lại là Vitamin C cải thiện sắc tố da, giảm thâm, làm sáng và chống oxy hoá. Tuy nhiên Vitamin C có nhược điểm là nhoằng cái bị oxy hóa mất tác dụng, do vậy có bôi lên da cũng chả tác dụng gì.
Vitamin C làm được nhiều thứ như nó góp mặt trong quá trình sản sinh #collagen của cơ thể, sử dụng ở liều 1000mg trong ngắn hạn giúp giảm viêm ở các khối cơ bị làm việc quá tải (nhưng uống thừa vit C dài hạn có thể gây nhiễm acid ống thận, tạo điều kiện cho 1 số bệnh chuyển hóa xuất hiện), giúp ức chế tế bào tiết chất melanin. Vit C tan trong nước nên uống vào rồi đi vệ sinh là hết, thành ra, mấy ca khuyên uống vit C liều cao chỉ tổ khiến thiên hạ kích thích đường tiêu hóa chứ không giúp ích điều trị cái gì hết các bác ạ!
Đường bôi ngoài da thì tất nhiên các hãng mỹ phẩm sẽ cố gắng để tạo ra những sản phẩm có thành phần mô phỏng gần nhất quá trình sinh hoá của làn da. Nhưng nhược điểm lớn nhất của Vit C là rất dễ kích ứng đối với da nhạy cảm, dễ bị oxy hoá mất tác dụng, gây vàng da và gây kích ứng cho da. Thế nên, cứ nhìn thấy Vit C trong thành phần thì các bạn nên cân nhắc đến khả năng loại bỏ những yếu tố nguy cơ này.
Muốn Vitamin C có tác dụng, dòng mỹ phẩm phải ổn định, bảo vệ được Vit C không bị oxy hóa và ngấm được xuống lớp tế bào biểu bì (cái này mới khó này).
Bẻ lái quay lại bài viết nghĩa địa da người, da có cơ chế một chiều, các mỹ phẩm rất khó thấm được vào sâu đến hạ bì, nơi các tế bào sản xuất melanin ẩn nấp trong đó. Do đó, Vit C cần có hoạt chất giúp nó đi sâu vào bên trong thì mới có tác dụng mà thực tế, không phải mỹ phẩm nào cũng làm được điều này.
Một sản phẩm có chứa Vit C tốt thì bảo đảm bảo:
Mô phỏng gần giống nhất khả năng sinh hóa của da: giúp giữ ẩm, giúp hoạt chất chính ngấm sâu vào vùng hạ bì.
Không bị oxy hoá mất tác dụng khi tiếp xúc với ánh sáng.
Và tất nhiên, những cái có tác dụng tốt thì không thể rẻ :))
Một xíu thông tin về vitamin C để cả nhà nắm được nha ^^ Gì thì gì chứ hàng năm cứ bổ sung 1-2 đợt vitamin C (cả đường bôi và đường uống) là tốt nhất nè