3 THÀNH PHẦN TRONG SKINCARE CÓ TÁC HẠI NHƯ BẠN NGHĨ?

3 thành phần có trong skincare có tác hại như bạn nghĩ

Trong quá trình skincare chắc chắn sẽ có nhiều bạn nghi ngờ/ngần ngại về một số thành phần luôn được cho là có tác hại cho da nhưng bạn đã thật sự hiểu về nó chưa? Mức độ có thể tác hại cho da thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1️⃣ Silicone: Thành phần này có khá nhiều bạn kì thị tác hại, nhưng sự thật thế nào thì mọi người cùng tìm hiểu nha.

📌 Silicone thường gặp là Dimethicone, Phenyl trimethicone, cyclopentaciloxane…Trong đó Dimethicone phổ biết hơn cả, nó được thêm vào hầu hết các sản phẩm dưỡng ẩm và kem chống nắng. Silicone nói chung hay Dimethicone nói riêng có đặc tính quan trọng nhất là tăng độ linh hoạt, độ trơn cho sản phẩm, tức là kem dưỡng bạn bôi dàn trải đều ra trên da mượt mà hay không là nhờ silicone đó ạ.

📌 Điều thứ 2 cũng không kém phần quan trọng: Dimethicone được xem là thành phần bảo vệ hàng rào bảo vệ da từ năm 1950 và được FDA chấp thuận. Dimethicone không gây dị ứng, không gây bít tắc, không gây mụn, nó cho phép mồ hôi bốc hơi khỏi da nhưng không tan trong nước, do đó lưu trữ tốt trên da (kem chống nắng rất cần điều này). Ngoài ra, nó còn tạo lớp màng ngăn cản những tác hại từ môi trường tổn thương đến da, giảm tình trạng mất nước xuyên biểu bì (TEWL) từ 20-30%.

2️⃣ Cồn: Em này gây tranh cãi không kém so với em ở trên.

Đầu tiên phải phân biệt cồn tốt và cồn “xấu”.

✔️ Cồn tốt bao gồm nhóm sau đây: Cetyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Cetearyl Alcohol và Lanoline Alcohol. Các loại cồn béo này được chiết xuất từ tự nhiên như dầu dừa, dầu cọ, sáp tự nhiên…được thêm vào sản phẩm giúp cho sản phẩm tăng độ đặc, chất nhũ hóa, tăng độ nhớt và tính đồng nhất cho sản phẩm. Nhóm này là chất làm mềm, dưỡng ẩm và không gây bí tắc lỗ chân lông.

❌ Cồn “xấu” bao gồm: Alcohol Denat, Alcohol SD, Ethyl Alcohol, Ethanol…Sở dĩ tớ viết chữ xấu trong ngoặc kép là vì xấu hay tốt thì còn tùy :D. Nhóm Alcohol trên có những đặc tính sau đây để các nhà sản xuất mỹ phẩm đưa vào thành phần: là dung môi hòa tan cho một số hoạt chất, có tính kháng khuẩn nên có thể bảo quản tốt sản phẩm và thích hợp cho làn da dầu mụn (bị nhiều vi khuẩn tấn công), bay hơi nhanh nên giảm cảm giác nhờn rít sau khi apply sản phẩm (nhất là mấy em kem chống nắng bôi lên cồn bay hơi mát lạnh @@), tăng tính thấm của hoạt chất (bạn nào nghiên cứu mỹ phẩm cũng sẽ biết là khi nghiên cứu công thức sản phẩm thì tính thấm qua da vô cùng quan trọng, sản phẩm tốt tới đâu mà không thấm thì cũng bỏ thôi).

🔑🔑 Chốt lại: Cồn tốt đương nhiên là tốt rồi; còn cồn “xấu” thì sẽ có tác hại khi ở nồng độ cao (đừng top đầu bảng thành phần) đặc biệt với da khô, lão hóa, sản phẩm nào bôi lên da mà cồn bay hơi mát lạnh thì thôi bỏ gấp nha, cồn “xấu” có thể châm chước được khi đứng top cuối bảng thành phần và da dầu mụn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm có một chút cồn “xấu” nhé.

3️⃣ Paraben: Em này gây tranh cãi trong thời gian dài trong mỹ phẩm và kéo dài cho đến ngày hôm nay luôn.

📍 Một chút về paraben: Nó là những hợp chất tồn tại trong thiên nhiên như trong dưa leo, cà rốt, việt quất, hành tây…Các paraben được sử dụng là các chất bảo quản hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn (cả Gram (+) và Gram (-)), kháng nấm mạnh (nấm mốc, nấm men) ở liều lượng rất thấp (0.01 – 0.3%).

📍 Xuất phát từ nghiên cứu của 1 nhóm các nhà khoa học Anh đăng lên tạp chí Ital năm 2004 khi nghiên cứu tế bào ung thư vú của phụ nữ và phát hiện có dấu vết của paraben (trong ấy có cả nước mà mấy bác ấy không hề phát biểu uống nước gây ung thư). Điều này gây lên làn sóng tẩy chay paraben mạnh mẽ đến nỗi Ủy ban châu Âu EC cấm lưu hành toàn bộ những sản phẩm chứa 5 loại paraben là Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben. Một loạt các thương hiệu mỹ phẩm cũng tiếp bước bằng phong trào paraben-free giống như alcohol-free để làm truyền thông cho đúng trend 😀

📍 Sự việc trên khiến Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, Cơ quan quản lý thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ FDA hay CIR tiến hành nhiều nghiên cứu, đánh giá lại về sự an toàn của Paraben và công bố khẳng định Paraben an toàn và không có sự liên quan nào giữa ung thư vú và Paraben cả (https://www.fda.gov/…/cosmetic-ingredien…/parabens-cosmetics). Năm 2014, Ủy ban châu Âu EC cũng khẳng định sự an toàn của Paraben trở lại nhờ sự nghiên cứu khẳng định của Ủy ban Khoa học về An toàn Người tiêu dùng (SCCS) (https://ec.europa.eu/commis…/presscorner/detail/…/IP_14_1051).

🔑🔑 Chốt lại: Paraben trong mỹ phẩm được sử dụng ở nồng độ rất thấp nhờ ưu điểm bảo quản vượt trội, không có lí do gì để kì thị nghi tác hại nó như vậy cả ^^

Vì thế nên các bạn đừng quá hoảng hốt khi “soi” ra những thành phần “gây tranh cãi” này trong sản phẩm #skincare mà mình định dùng nhé 😉

Hoặc inbox để shop tư vấn chi tiết hơn cho bạn nha